SỬ DỤNG HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP (HÓA ĐƠN GIẢ, HÓA ĐƠN KHỐNG)

“Hóa đơn” là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật. Bài viết này bàn về nội dung xử phạt khi người mua “Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp” và “Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn”.

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp ” ám chỉ việc sử dụng các hóa đơn không có giá trị pháp lý, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng hoặc hóa đơn không tuân thủ các quy định về hóa đơn theo quy định của pháp luật. Một thuật ngữ thông dụng để chỉ các hóa đơn này là “hóa đơn giả”. Trong thực tế, người làm kế toán thường gặp các trường hợp sau:

Hóa đơn giả với nội dung kinh tế phát sinh là giả.

Hóa đơn giả với nội dung kinh tế phát sinh là thật.

Hóa đơn giả với nội dung kinh tế phát sinh là thật một phần, giả một phần.

SỬ DỤNG BẤT HỢP PHÁP HÓA ĐƠN (hóa đơn khống)

“Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn” ám chỉ việc sử dụng các hóa đơn có giá trị pháp lý hợp pháp, nhưng nội dung kinh tế phát sinh trong hóa đơn lại là giả. Có thể nói cho dễ hiểu là “hóa đơn thật có nội dung giả”. Trong thực tế, người làm kế toán thường gặp các trường hợp sau:

 

Hóa đơn thật với nội dung kinh tế phát sinh là giả.Hóa đơn thật với nội dung kinh tế phát sinh giả một phần, thật một phần.Hóa đơn thật, nhưng chưa tuân thủ đúng quy định phát hành, hoặc chưa tuân thủ quy định ghi chép, các tiêu chí trên hóa đơn, hoặc sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bán hàng vi phạm pháp luật, theo thông báo của cơ quan thuế, cơ quan công an.

Tùy thuộc vào mức độ thực hiện hành vi “Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp” hoặc “Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn”, luật định sẽ áp dụng các chế tài và xử phạt khác nhau.

XỬ LÝ HÌNH SỰ KHI SỬ DỤNG HÓA ĐƠN BẤT HỢP PHÁP

sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

2 Bộ luật chế tài xử phạt:

Một là: Xử phạt Theo quy định quản lý hành chính về Thuế và Hóa đơn.

Hai là: Xử phạt theo Luật hình sự.

Nội dung chi tiết về mức độ xử phạt của từng Bộ luật.

Một: Xử phạt Theo quy định quản lý hành chính về Thuế và Hóa đơn

Có 3 tình huống xử phạt như sau:

Xử phạt về “Hành vi sử dụng”Xử phạt về “Hành vi khai sai”Xử phạt về “Hành vi trốn thuế”

Lưu ý quan trọng!!! NẾU đã bị xử phạt theo hành vi khai sai hoặc xử phạt theo hành vi trốn thuế THÌ không bị xử phạt theo hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp/sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

3 tình huống sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Tình huống 1: Được xác định là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, mức phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng.

Tình huống 2: Được xác định là hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn; sẽ có 3 trường hợp:

Trường hợp 1: Cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện. Người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thuộc về bên bán hàng => Sẽ bị Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định và Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp 2: Nếu quá thời hiệu xử phạt hoặc người mua tự phát hiện và đã thực hiện điều chỉnh tờ khai trước khi có quyết định thanh tra, kiểm tra của Cơ quan thuế, đã nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước, thì KHÔNG bị xử phạt 20%.

Trường hợp 3: Người nộp thuế có hành vi khai sai nhưng KHÔNG dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm, hoặc chưa được hoàn thuế thì KHÔNG bị xử phạt 20%, mà bị xử phạt với mức từ 05 triệu đến 08 triệu đồng.

Tình huống 3: Được xác định là hành vi trốn thuế.

Thì TRUY THU số thuế trốn, và PHẠT từ MỘT đến BA lần số thuế trốn.

Hai: Xử phạt Theo quy định Bộ Luật hình sự năm 2015 (Được Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Có hai yếu tố xem xét tội hình sự trong bộ luật hình sự:

Một: Về định lượng xem xét hình sự:

Đối với cá nhân, trốn thuế với số tiền 100 triệu đồng trở lên, thì sẽ được coi là vi phạm hình sự. Nếu dưới 100 triệu đồng, yếu tố định tính sẽ được xem xét kèm theo.Đối với tổ chức, trốn thuế với số tiền từ 200 triệu đồng trở lên, thì sẽ được coi là vi phạm hình sự. Nếu từ 100tr đến dưới 200 triệu đồng, yếu tố định tính sẽ được xem xét kèm theo

Hai: Về định tính xem xét hình sự:

Các yếu tố định tính bao gồm tái phạm nhiều lần, đang bị án phạt liên quan đến hóa đơn hoặc tội phạm kinh tế liên quan đến thuế, tiền tệ, buôn lậu; có hành vi gian lận có tổ chức, có tính chuyên nghiệp; lợi dụng chức vụ quyền hạn dùng hóa đơn tham ô hoặc tham nhũng tài sản nhà nước.

Khung phạt trong bộ luật hình sự như sau:

Khung phạt tiền:

Đối với cá nhân, mức phạt triền có thể từ 100 triệu đồng đến 4.5 tỷ đồng. Đối với tổ chức, mức phạt tiền có thể từ 300 triệu đồng đến 10 tỷ đồng.

Khung phạt tù:

Đối với cá nhân, mức phạt tù có thể từ 3 tháng đến 7 năm tù.Đối với tổ chức, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

———————————–

📞 Liên hệ với MHD ngay hôm nay để nhận tư vấn miễn phí:

Văn phòng tại TP.HCM

🌍 Địa chỉ: 168 Trần Lựu, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng tại Hà Nội

🌍 Địa chỉ: 20 Đường 23, KĐT.TP Giao Lưu, P.Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

🌐 Website: mhd.vn

☎️ Hotline: 1900 98 99 68

📧 Email: info@mhd.vn

Xem thêm: Phí Dịch Vụ Kế Toán Năm 2025: Doanh Nghiệp Cần Biết Gì Trước Khi Thuê Ngoài Kế Toán?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải Đáp Nhanh